Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Có 47 kết quả được tìm thấy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Ngày 19/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã công bố Chỉ số CCHC năm 2022 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2022 (SIPAS).
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, người lao động trong các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên; không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính…
Chiều 29/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2020.
Chiều 24/6, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS).
Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ đó, nhiều thủ tục hành chính đã được đơn giản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Phương thức hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước cũng từng bước thay đổi theo hướng phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1499/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2021.
Từ năm 2017 đến nay, Sở Nội vụ phối hợp với ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội CCB tỉnh và Bưu điện tỉnh tiến hành các cuộc khảo sát, đo lường sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của 18 sở, ngành và 8 UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát hàng năm cho thấy chỉ số hài lòng của người dân đã vượt chỉ tiêu 80% theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011- 2020…
Xây dựng đô thị thông minh và bền vững là mục tiêu mà thành phố Ninh Bình đang hướng tới nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, giúp Thành phố phát triển nhanh, bền vững, đặc biệt cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ tiện ích cho đời sống xã hội và người dân. Về nội dung này, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Văn Thứ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình.
Ngày 19/5, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2019. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong cải cách thủ tục hành chính", thời gian qua, thành phố Tam Điệp đã nêu cao vai trò người đứng đầu trong công tác chỉ đạo việc xây dựng và triển khai cải cách hành chính (CCHC); rà soát, cắt giảm những thủ tục không cần thiết để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế; công khai, minh bạch trong thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.
Những năm gần đây, Ninh Bình được đánh giá là địa phương có chỉ số cải cách hành chính tiến bộ vượt bậc và luôn nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố của cả nước có chỉ số cao nhất. Nếu như năm 2015, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xếp thứ 14 thì đến năm 2018 đã vươn lên xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng toàn quốc. Đáng chú ý là chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Bộ Nội vụ công bố, đánh giá cao. Năm 2017, đạt 95,1%, xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố (sau tỉnh Vĩnh Phúc) và đến năm 2018 đạt 96,60%, xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố (sau tỉnh Sơn La).
Quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, trong thời gian qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, nhất là thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với cải cách hành chính.
Thành phố Ninh Bình hiện có 268 cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan cấp thành phố, trong đó nữ chiếm 40,6%. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chiếm 45%, cơ quan hành chính Nhà nước chiếm 39,6%. Những năm qua, thành phố Ninh Bình đã có nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện để phụ nữ tham gia nhiều hơn công tác lãnh đạo, quản lý, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển thành phố. Đặc biệt, năm 2008, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Chương trình hành động số 82 về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước".
Năm 2018, kết quả chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình đạt 81,64% (tăng 0,53% so với năm 2016), xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 2/9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý là chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tỉnh Ninh Bình được Bộ Nội vụ đánh giá xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Đó là kết quả chứng minh cho quyết tâm của Ninh Bình trong triển khai đồng bộ các giải pháp mang tính đột phá trong cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình qua việc phối hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ, các quy chế, quy định trong hoạt động của cơ quan gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị...
Hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) có ưu thế là tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất; cung cấp thông tin tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép; người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ; hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần "Một cửa liên thông".
Chính phủ ban hành Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình qua việc phối hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ, các quy chế, quy định trong hoạt động của cơ quan gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị...
Hỏi: Xin cho biết các quy định về việc tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tiếp công dân tại Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước?
Nhiều năm qua, việc giải quyết các thủ tục hành chính thông qua bộ phận "một cửa liên thông" của thành phố Ninh Bình đã nhận được tín hiệu tích cực từ các tổ chức, cá nhân về sự thuận tiện, nhanh chóng, rút ngắn thời gian, quy trình. Để có được kết quả này, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm một cửa liên thông hiện đại đảm bảo theo các yêu cầu tại cơ quan hành chính Nhà nước. Trong đó, mô hình dân vận khéo tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức Trung tâm một cửa liên thông thực hiện "trách nhiệm- thân thiện-gần dân" đã và đang được thực hiện đã góp phần quan trọng để việc giải quyết các thủ tục hành chính nói riêng, công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung của thành phố đạt kết quả, hiệu quả.
Chiều 22/8, Sở Nội vụ tổ chức hội nghị thống nhất chương trình phối hợp khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức quy mô cấp quốc gia và quy mô cấp tỉnh đối với cơ quan hành chính Nhà nước năm 2018. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Hội CCB tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Bưu điện tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1016/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019.
Nhận thức rõ thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, trong năm 2017, công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện theo hướng toàn diện, sâu sát, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, QCDC ở xã, phường, thị trấn và trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai có hiệu quả và từng bước đi vào cuộc sống.
Sáng 18/10, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức, lao động tại cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đối với Sở Nội vụ. Đồng chí Mai Văn Tuất, TVTU, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.